Cha già khóc lịm đi trong ngày đón con trai liệt sĩ trở về


Đón di cốt con trai về, người cha già hơn 80 tuổi đau lòng khóc lịm đi. Tiếng gọi con đau xé lòng “Mày đi đâu giờ mới về" khiến ai cũng rơi nước mắt. 


Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ khoảnh khắc người cha già bật khóc khi ôm di cốt của con trai sau hơn 40 năm tìm kiếm, ngóng đợi khiến nhiều người xót thương. Khi tiễn con đi hình hài nguyên vẹn, ngày con về chỉ còn nắm đất lạnh

Người cha già ôm di cốt con trai.
Trong đoạn clip, người cha già, khuôn mặt đầy nếp nhăn vì năm tháng, thân hình gầy guộc ôm con mình được phủ trong Lá quốc kỳ khóc nức nở. Tiếng gọi con “mày đi đâu giờ mới về" nghe đau xé tâm can người chứng kiến.

“Mày đi đâu giờ mới về…"

Giây phút thiêng liêng ấy khiến nhiều người không kìm được những giọt nước mắt xúc động. Có lẽ, chỉ những người sinh ra trong thời chiến hay sống trong gia đình có liệt sĩ hy sinh trên chiến trường khốc liệt mới hiểu thấu được nỗi đau, sự mất mát to lớn này.
Nhà còn đây, cha còn đây, chiến tranh cũng qua bao nhiêu năm mà giờ con mới được tìm về. Giọt nước mắt nước mắt chảy xuôi như khỏa lấp nỗi đau người cha già đã chịu đựng trong suốt những năm tháng chờ tin con.

“Mày đi đâu giờ mới về…"

Khoảnh khắc xúc động này khiến ai nấy đều thương xót xen lẫn niềm tự hào dân tộc, trước sự hy sinh của những anh hùng liệt sỹ đã nằm xuống mãi mãi vì bảo vệ Tổ quốc. Phía dưới đoạn clip là rất nhiều bình luận tiếc thương đầy xót xa:


– Có ai nhìn cụ mà nước mắt không ngừng rơi giống mình không. Mỗi lần xem các gia đình tìm được di cốt của con mà không kìm nén được cảm xúc. 

– Chiến tranh qua rồi về nhà đi các anh. Tổ Quốc ghi công, đời đời nhớ ơn vì sự hy sinh của các anh. 

– Ngày tiễn con đi nhìn con khỏe mạnh, đầy ý chí, qua bao nhiêu năm, đón con về chỉ còn là đất lạnh. Thương lắm! Xót lắm! 




Nữ cảnh sát Đặc Nhiệm Việt Nam


Một Trong Những Nữ Cảnh Sát Đặc Nhiệm đầu tiên của Việt Nam. Đến từ nhiều vùng quê khác nhau, nhưng trong họ đều có chung một chí hướng là trở thành những cảnh sát đặc nhiệm thực thụ. Họ luôn ý thức rõ được về nhiệm vụ của mình. Các cô gái phải sống tập trung trong một tiểu đoàn và huấn luyện như nam giới

No comments

Powered by Blogger.